Tiêu chuẩn HALAL

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”. Thuật ngữ này thường được dùng trong đời sống của người Hồi giáo để mô tả cái gì đó/ điều gì đó là được phép ăn/uống/ sử dụng hoặc thực hiện.

Thế nào là Haram ? Đối lập với Halal là Haram, nghĩa là “trái luật” hoặc “bị cấm”.

Sản phẩm Halal: là sản phẩm đó người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng và người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm Halal.

Mushbooh có nghĩa là nghi ngờ. Đối với các sản phẩm không xác định được Halal hay Haram (đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm có qua sơ chế/chế biến/ bảo quản) thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng.

Chứng nhận HALAL

Chứng nhận HALAL là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận/ Công nhận  rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn HALAL.

Điều kiện cơ bản để sản phẩm được Chứng nhận HALAL:

  • Sản phẩm không phải Haram và/hoặc sử dụng những thành phần không phải Haram phù hợp với các yêu cầu của luật Shari’ah và thiên kinh Quran;
  • Tổ chức phải có hệ thống kiểm soát sản xuất phù hợp tiêu chuẩn Halal, hoặc có các yêu cầu đảm bảo chất lượng tương tự; phải đào tạo cho nhân viên, thực hiện đánh giá nội bộ việc áp dụng tiêu chuẩn Halal…
  • Dây chuyền sản xuất không lẫn lộn Halal và Haram. Đối với các Doanh nghiệp có sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật (không bao gồm thủy sản) bắt buộc áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
  • Chịu sự giám sát sau chứng nhận qua việc xem xét các yếu tố bảo đảm chất lượng và có kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm lấy từ Tổ chức sản xuất và/hoặc thị trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *